A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến lược phát triển trường Tiểu học Thọ Vinh - Giai đoạn 2020 - 2025

 

Trường Tiểu học Thọ Vinh tách ra từ trường cấp 1+2 Thọ Vinh từ năm học 1990 -1991. Sau nhiều năm phấn đấu xây dựng, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2018 (theo Quyết định 2747 ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên), cơ sở vật chất khá khang trang, hiện đại với đủ phòng học và phòng chức năng. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Năm học 2019-2020 trường đạt danh hiệu TTLĐXS, được UBND tỉnh Hưng Yên tặng cờ Thi đua dẫn đầu các khối Tiểu học trong toàn huyện.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

- Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 ban hành Điều lệ trường tiểu học;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Thông tư số 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

- Thông tư số 16/2017/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng
người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Thông tư số 14 và Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

- Chương trình hành động số 30- CT/TU ngày 20/3/2014 của Tỉnh ủy Hưng Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;

- Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, một số định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Động lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thọ Vinh lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025.

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển;

Là cơ sở quan trọng cho các chính sách, phương hướng hoạt động của hội đồng trường, các tổ chức, đoàn thể và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

Tổ chức và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Tiểu học Thọ Vinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Thọ Vinh Nhiệm kì 2020-2025, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản Giáo dục và Đào tạo.

Chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường đảm bảo phù hợp với nguồn lực của nhà trường, nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính theo kịp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Môi trường bên trong

a) Điểm mạnh

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trê, gắn bó với nhà trường, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hầu hết đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần tự  học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Từ năm 2014-2015, nhà trường triển khai dạy học theo mô hình trường học mới. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- 100% các môn học được soạn và dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, học sinh.

Tổng số CBGVNV: 24 đồng chí

- Trình độ: ; Thạc sĩ: 01đ/c đạt 4,2% ; Đại học: 19 đ/c đạt 79,2%; Cao đẳng: 01 đ/c đạt 4,2%;  Trung cấp: 02 đạt 8,4%

02 cán bộ quản lý. Trình độ: Thạc sỹ: 01 đồng chí, đại học: 01 đồng chí.

16/20 giáo viên có trình độ đại học; 04 giáo viên trình độ cao đẳng (trong đó có 02 giáo viên đang học đại học), 02 nhân viên trình độ trung cấp.

* Học sinh: Đã có giải cao ở một số hoạt động, sân chơi trí tuệ. Chất lượng đại trà ổn định.

* Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Phòng học

P.N Thuật

T Anh

Thư viện

T bị

Phòng y tế

Phòng GV

16

1

1

1

1

1

1

ĐĐội

Kế toán

HT

PHT

SP

Kho

B vệ

1

1

1

1

1

1

1

 

-  Trường đã có đủ phòng học đảm bảo 1 lớp/1phòng để thực hiện dạy học 9 buổi/tuần.

- 100% các phòng học, phòng bộ môn có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng chống lóa  máy chiếu, tủ sách và trang trí đầy đủ đúng quy định.

- Các phòng chức năng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng.

- Hệ thống điện thắp sáng và quạt mát: Hiện tại các phòng đảm bảo đủ.

- Có đủ nước sạch dùng cho giáo viên và học sinh.

- Thư viện có đủ các loại SGK tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy.

b) Điểm yếu

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

Đồng chí phó Hiệu trưởng tuổi cao, tháng 1/2024 về nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

   + Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều.

            + Trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế nhất là đối với những đồng chí tuổi cao. Đây là trở ngại lớn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại.

+ Thiếu giáo viên dạy môn Tin học và môn Giáo dục thể chất.

- Học sinh: Chất lượng học sinh chưa đồng đều, tỉ lệ học sinh hạn chế về ngôn ngữ, năng lực, mắc tự kỉ tăng hàng năm.

- Cơ sở vật chất:

                          -  Còn thiếu phòng học Tin học, phòng học Âm nhạc. Số lượng máy tính, máy chiếu sau thời gian sử dụng đã xuống cấp.

          - Trang thiết bị dạy học đã xuống cấp hư hỏng nhiều, chưa có kinh phí thay thế.

       - Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đầu tư, đóng góp của các cá nhân, lực lượng xã hội về nhân lực, vật lực và tài lực để làm đẹp trường lớp, khen thưởng động viên học sinh và giáo viên.

2. Môi trường bên ngoài

Thọ Vinh là một xã nằm ở phía Tây huyện Kim Động, tiếp giáp với huyện Khoái Châu, cách trung tâm huyện 10 km, xã có 5 thôn với 2265 hộ dân và 7595 nhân khẩu. Với truyền thống yêu nước, cần cù lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong mọi thời kỳ nhân dân xã Thọ Vinh luôn đoàn kết một lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị - kinh tế. Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Là xã có truyền thống hiếu học, học sinh được kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Chính quyền, ban ngành đoàn thể tại địa phương và nhất là sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS trường, lớp. Cha mẹ học sinh nhận thức tốt về công tác giáo dục, luôn quan tâm tới chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Đa số phụ huynh có nhận thức đúng về công tác đổi mới mục tiêu giáo dục, tin tưởng và hỗ trợ tốt các hoạt động giáo dục, tạo mọi điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh nhằm xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.

Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương, xây dựng chất lượng giáo dục của trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ III, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm học 2024- 2025.

3. Thời cơ

- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của cha mẹ học sinh.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, yêu nghề.

- Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch đồng bộ, trang thiết bị hiện đại. Diện tích của nhà trường đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Nhà trường được UBND huyện, Phòng GD&ĐT Kim Động, UBND và các ban ngành đoàn thể xã Thọ Vinh quan tâm, chỉ đạo sát sao về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.

4. Thách thức

 - Các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia và trường đạt chất lượng giáo dục ngày càng yêu cầu cao.

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập; đảm bảo đạt mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Đảm bảo đón đầu sự phát triển của giáo dục trong tương lai.

- Nhu cầu đổi mới mà bắt đầu bằng đổi mới tư duy.

- Công  bố chất lượng của và thương hiệu của trường.

        - Xã Thọ Vinh là địa phương đang chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang kinh doanh nhỏ, kinh tế gia đình và đời sống của một bộ phận nhân dân không ổn định là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường.

4. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy - học, quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên,  nhân viên; đội ngũ đảm bảo đạt trình độ chuẩn theo quy định.

- Tăng cường đổi mới PPDH (ƯDCNTT trong giảng dạy; đổi mới HĐGD, hình thức dạy học,…).

 - Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.

        - Xây dựng trường học hạnh phúc, môi trường giáo dục thân thiện, nhà giáo mẫu mực, học sinh văn minh và sáng tạo ...

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

          Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường tiểu học Thọ Vinh đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, luôn giữ vững danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến, Lao động xuất sắc, giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh trong nói riêng và khu vực lân cận nói chung.

          Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn xa hơn nữa nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của ban Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường; là căn cứ tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thọ Vinh có hoạch định phát triển nhà trường, đồng thời là kim chỉ nam trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học hằng năm.

          Xây dựng và triển khai kế hoạch của trường Tiểu học Thọ Vinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trường Tiểu học Thọ Vinh cùng các trường tiểu học trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Kim Động nói chung, địa phương xã Thọ Vinh nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước.

1. Quy mô số lớp, số học sinh

                                   Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020-2025

 

 

 

Năm học

 

Khối 1

 

Khối 2

 

Khối 3

 

Khối 4

 

Khối 5

Toàn trường

TB

HS/ lớp

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Số

 lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

2020-2021

3

125

3

99

3

128

3

97

3

96

15

545

36,3

2021-2022

3

116

4

121

3

97

3

131

3

98

16

563

35,2

2022-2023

3

101

3

112

4

120

3

98

3

132

16

563

35,2

2023-2024

3

100

3

101

3

112

4

120

3

98

16

531

33,2

2024-2025

3

107

3

100

3

101

3

112

4

120

16

540

33,8

 

Xác định số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, NV cần bổ sung theo lộ trình thực hiện CT GDPT 2018 cấp tiểu học

 

 

                      Năm học

 

  

Số lượng hiện có

 

Số lượng dự báo theo các năm

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

Số Học sinh/lớp

 

545/15

563/16

563/16

531/16

540/16

Cán bộ quản lý

2

2

2

2

2

2

Hiệu trưởng

1

1

1

1

1

1

Phó hiệu trưởng

1

1

1

1

1

1

Giáo viên

20

20

20

20

22

24

Giáo viên văn hóa

16

16

16

16

16

16

GV  dạy môn chuyên.

4

4

4

4

6

7

Ngoại ngữ

1

1

1

1

1

2

Tin học

0

0

0

0

1

1

Giáo dục thể chất

0

0

0

0

1

1

Âm Nhạc

1

1

1

1

1

1

Mỹ thuật

2

2

2

2

1

1

Công tác Đội

0

0

0

0

1

1

Nhân viên

2

2

2

2

2

3

Thư viện – Thiết bị

1

1

1

1

1

1

Kế toán – Văn thư

1

1

1

1

1

1

Y tế -  thủ quỹ

0

0

0

0

0

1

 

2. Tầm nhìn:

Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học theo chương trình giáo dục. Nâng cao vị thế của nhà trường trong khối tiểu học huyện Kim Động. Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu và xây dựng các điều kiện trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

3. Sứ mệnh:

       Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, trường có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện, phát triển phẩm chất, năng lực của công dân toàn cầu.

4. Các giá trị cốt lõi:

 

  • Tinh thần đoàn kết
  • Khát vọng vươn lên
  • Tính sáng tạo
  • Tinh thần trách nhiệm
  • Lòng tự trọng
  • Tình nhân ái
  • Sự hợp tác
  • Tính tự giác

V. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Các mục tiêu tổng quát

1.1. Mục tiêu ngắn hạn (đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục)

- Trường Tiểu học Thọ Vinh được xếp hạng trường Tiểu học có chất lượng giáo dục loại tốt trong huyện, có uy tín cao với phụ huynh học sinh.

- Đội ngũ giáo viên 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức Tốt. Cán bộ quản lý đạt chuẩn hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng ở mức khá trở lên.

- Giữ vững danh hiệu Tập thể Lao động Tiên Tiến. Phấn đấu trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ III, đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

1.2. Mục tiêu trung hạn

- Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, năng động, chuyên môn giỏi, có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông nhất là chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hằng năm có giáo viên đạt danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

- Chất lượng đại trà đảm bảo đạt và vượt với mức bình quân của huyện.

- Chất lượng mũi nhọn: có nhiều học sinh tham gia các sân chơi đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh.

- Giữ vững danh hiệu Tập thể lao động Tiên Tiến.

1.3. Mục tiêu dài hạn

Đội ngũ giáo viên 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ ngày càng nâng cao được phòng GD&ĐT huyện Kim Động ghi nhận.

- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật giáo dục 2019.

- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Hằng năm học sinh mũi nhọn đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh tăng.

- Tiếp tục duy trì trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm học 2023-2024.

- Phấn đấu đạt danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc.

2. Các mục tiêu cụ thể

2.1. Năm học 2020- 2021, trường tiểu học Thọ Vinh phấn đấu:

Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cao với các chỉ tiêu quan trọng sau:

* Về số học sinh 545 HS/ 15 lớp

+ Khối 1: 125 HS/3 lớp trung bình 41,7 HS/ lớp

+ Khối 2: 99 HS/3 lớp trung bình 33 HS/ lớp

+ Khối 3: 128 HS/ 3 lớp trung bình 42,7 HS/lớp

+ Khối 4: 97 HS/ 3 lớp trung bình 32 HS/ lớp

+ Khối 5: 96 HS/ 3 lớp trung bình 32 HS/ lớp

* Nhân sự:

+ Khá đủ giáo viên văn hóa, giáo viên chuyên. Tỉ lệ: 1,25 GV/lớp, đủ nhân viên

+ Có ít nhất 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt mức khá trở lên.

+ Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019 đạt tỉ lệ 16/20 (80%).

+ Có 01 giáo viên cốt cán tham gia các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình phổ thông 2018.

* Công tác đầu tư CSVC

+ Trang bị đủ CSVC theo thông tư 05/2019/TT-BGD&ĐT ngày 04/9/2019 thông tư ban hành thiết bị dạy học lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ chương trình thay sách lớp 1.

+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, các phòng khu hiệu bộ được trang bị máy tính, máy chiếu, internet.

+ Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên ứng dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy và công việc được giao.

+ Sửa chữa bổ sung thiết bị, CSVC đã xuống cấp như lát lại hè 4 phòng học xuống cấp, quét vôi, thay cửa kính 8 phòng học phía Đông Nam.

* Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.

* Chất lượng học sinh:

- Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.

- Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,4% trở lên.

- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,4%, hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Khen thưởng cấp trường: 70%, trong đó học sinh XS: 28%.

* Mô hình triển khai trong năm học:

+ Kĩ năng tài chính khởi nghiệp

* Danh hiệu thi đua

+ Tập thể Lao động Tiên Tiến.

+ Công đoàn vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh.

+ Liên đội vững mạnh cấp huyện.

2.2. Năm học 2021- 2022

* Số lớp, số học sinh:

Tổng số 563HS/16 lớp

 Tuyển mới năm 2021-2022: 113 học sinh/ 3 lớp (trung bình 37,7 HS/ lớp)

* Nhân sự:

+ Khá đủ giáo viên văn hóa, giáo viên bộ môn, tỉ lệ: 1,25 GV/lớp, đủ nhân viên.

+ Có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ở mức  khá trở lên.

+ 95% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019 (02 đồng hoàn thành chương trình đại học).

+ Có 01 giáo viên cốt cán tham gia các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình phổ thông 2018.

* Công tác đầu tư CSVC

+ Tiếp tục trang bị đủ CSVC, đồ dùng dạy học theo thông tư 05/2019/TT- BGD&ĐT trong các phòng học, phòng chức năng (dành cho học sinh lớp 1), tiếp tục trang bị cơ sở vật chất phục vụ chương trình thay sách lớp 2, mua bổ sung, sửa chữa đồ dùng học tập cho học sinh lớp 3,4,5.

+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.

+ Sửa chữa và thay cửa kính 6 phòng học, làm mái che cho học sinh.

+ Mua bổ sung 30 bộ bàn ghế cho học sinh.

* Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.

* Chất lượng học sinh:

- Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 100% số HS được đánh giá mức tốt và đạt.

- Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,3% trở lên.

- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,3%, hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Khen thưởng cấp trường: 61%, trong đó học sinh XS: 25%.

- Các sân chơi, giao lưu của HS về Toán, Tiếng Anh, Chaching: Đều có học sinh đạt giải.

* Mô hình sáng tạo hoạt động Đội: Mô hình nghìn việc tốt

* Danh hiệu thi đua:

+ Tập thể Lao động Tiên Tiến.

+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc.

+ Liên đội vững mạnh xuất sắc.

2.3. Năm học 2022- 2023

Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cao với các chỉ tiêu quan trọng sau:

* Số lớp, số học sinh: 563HS/16 lớp lớp; trung bình 35,2 HS/ lớp

* Nhân sự:

+ Khá đủ giáo viên cơ bản, giáo viên bộ môn, tỉ lệ: 1,25 GV/lớp, đủ nhân viên.

+ 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt ở mức khá trở lên.

+ Có 95 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019.

+ Có 01 giáo viên cốt cán tham gia các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình phổ thông 2018.

* Công tác đầu tư CSVC:

+ Tiếp tục trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng đáp ứng chương trình thay sách cho học sinh lớp 3 và chương trình hiện hành với học sinh lớp 4,5.

+ Duy trì đảm bảo thiết bị hiện đại 100% số lớp học, chức năng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.

+ Lát nền và trát tường 8 phòng học, xây nâng cấp phòng thư viện và thiết bị.

Mua sắm trang thiết bị dạy học chuẩn bị các điều kiện đón đoàn đánh giá ngoài.

* Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.

* Chất lượng học sinh:

- Các nhóm phẩm chất, năng lực: 100% số HS được đánh giá mức tốt và đạt.

- Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,4% trở lên.

- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,4%, hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Khen thưởng cấp trường: 68%, trong đó học sinh XS: 25%.

- Các sân chơi, giao lưu của HS về Toán, Tiếng Anh, Cha ching: Đều có học sinh đạt giải.

- Khảo sát Tiếng Anh học sinh tham gia các chương trình liên kết đạt 85% trở lên.

- Các sân chơi, giao lưu của HS: Đều có học sinh đạt giải.

* Mô hình sáng tạo hoạt động Đội: Mô hình sản phẩm giáo dục bảo vệ môi trường từ vỏ hộp sữa.

* Danh hiệu thi đua:

+ Thư viện đạt mức 1.

+ Tập thể Lao động Tiên Tiến.

+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc.

+ Chi đoàn xếp loại Xuất sắc.

2.4. Năm học 2023- 2024

Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cao với các chỉ tiêu quan trọng sau:

* Số lớp, số học sinh: 531/16 lớp, trung bình 33,2HS/ lớp

* Nhân sự:

+ Đủ giáo viên văn hóa, giáo viên chuyên biệt, tỉ lệ: 1,4 GV/lớp, đủ nhân viên theo vị trí việc làm.

+ Có từ 2-3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, phấn đấu có giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 65% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 35% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, ban giám hiệu đạt mức khá trở lên.

+ Có 95 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019. Phấn đấu có từ 1-2 đồng chí giáo viên đạt trình độ thạc sĩ.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí cốt cán và giáo viên cốt cán, phát huy khả năng hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình phổ thông 2018.

* Công tác đầu tư CSVC:

+ Trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng.

+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.

+ San lấp ao làm bãi tập cho học sinh. Mua sắm trang thiết bị hiện đại.

* Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.

* Chất lượng học sinh:

- Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,5% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.

- Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,6% trở lên.

- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,6%, hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Khen thưởng cấp trường: 68%, trong đó học sinh XS: 27%.

- Các sân chơi, giao lưu của HS về Toán, Tiếng Anh, Cha ching: Đều có học sinh đạt giải cao.

- Khảo sát Tiếng Anh học sinh tham gia các chương trình liên kết đạt 85% trở lên.

* Mô hình sáng tạo Hoạt động Đội: Mô hình tạo những sản phẩm có ích cho môi trường.

* Danh hiệu thi đua:

+ Duy trì Thư viện đạt mức 1

+ Tập thể Lao động Tiên Tiến

+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc

+ Liên đội vững mạnh.

2.5. Năm 2024- 2025

Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cao với các chỉ tiêu quan trọng sau:

* Số lớp, số học sinh: 540/16 lớp, trung bình 34 HS/lớp

* Nhân sự:

+ Đủ giáo viên văn hóa, giáo viên chuyên biệt. Tỉ lệ: 1,5 GV/lớp, đủ nhân viên theo vị trí việc làm.

+ Có từ 2-3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 40% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, có 02 đồng chí ban giám hiệu đạt mức khá trở lên.

+ Có 100 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019, phấn đấu có từ 1-2 giáo viên có trình độ thạc sĩ.

* Công tác đầu tư CSVC:

+ Trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng.

+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.

+ Sửa chữa bổ sung thiết bị, CSVC đã xuống cấp. Xây nhà vệ sinh dành cho học sinh khuyết tật. Lát lại sân trường.

* Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.

* Chất lượng học sinh:

- Các nhóm phẩm chất, năng lực: 100% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.

- Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,7% trở lên.

- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,7%, hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Khen thưởng cấp trường: 70%, trong đó học sinh XS: 27%.

- Các sân chơi, giao lưu của HS về Toán, Tiếng Anh, Cha ching: Đều có học sinh đạt giải cao.

- Khảo sát Tiếng Anh học sinh tham gia các chương trình liên kết đạt 85% trở lên.

        * Mô hình sáng tạo Hoạt động Đội: có từ 1-2 mô hình

* Trường trở thành một trong những trung tâm giáo dục, văn hóa, thể thao của địa phương.

* Danh hiệu thi đua:

+ Duy trì Thư viện Xuất sắc

+ Tập thể Lao động Xuất sắc

+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc cấp tỉnh

+ Liên đội vững mạnh Xuất sắc cấp tỉnh

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp chủ đạo

- Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể hội đồng sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu.

- Tranh thủ sự đồng thuận và tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

- Xin ý kiến cộng đồng điều chỉnh chiến lược phù hợp với thực tế, nâng cao hiệu quả giáo dục.

2. Các giải pháp cụ thể

2.1. Khắc phục những hạn chế trong quản lý điều hành, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động dạy và học:

- Tăng cường kỷ cương, nề nếp, đẩy mạnh đổi mới phương thức quản lý các mặt hoạt động của nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân.

- Tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhà trường ý thức xây dựng thương hiệu nhà trường; xây dựng tinh thần trách nhiệm – tinh thần đoàn kết – sự hợp tác cùng phát triển.

2.2. Đẩy mạnh đổi mới quản lý giáo dục, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục

- Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hành động của các cấp về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Thực hiện tổ chức dạy học theo hướng giảm bớt công việc, tăng cường chất lượng chuyên môn, để cao trách nhiệm cá nhân của giáo viên với nhiệm vụ được phân công.

- Đổi mới sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tạo môi trường chia sẻ, trao đổi.

- Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá cả về nội dung và hình thức, thông qua kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong công tác kiểm tra nội bộ, đánh giá giáo viên, đánh giá hiệu trưởng.

2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo chuẩn/tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu của chuẩn/tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành.

- Đẩy mạnh đánh giá, phân loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đổi mới công tác thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào đổi mới dạy học, dạy theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

2.4. Nâng cao chất lượng dạy-học ngoại ngữ trong nhà trường

- Tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, vận động giáo viên tham gia học ngoại ngữ.

- Nhân rộng mô hình liên kết dạy tiếng Anh trong nhà trường và các chương trình hợp tác quốc tế.

- Thực hiện giám sát chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường, phối hợp với trung tâm điều chỉnh phương pháp giảng dạy nâng cao kết quả học tập của học sinh.

2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phát huy vai trò của trường học kết nối. Xây dựng kho bài giảng E-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu chia sẻ, trao đổi, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thống nhất quy trình, cách thức chia sẻ thông tin giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

2.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo hướng trải nghiệm, gắn kiến thức trong nhà trường với thực tế cuộc sống;

- Tổ chức các giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh, thông qua đó giáo dục nhận thức, hình thành ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng cho học sinh.

- Nghiên cứu tổ chức mô hình giáo dục kỹ năng sống và tổ chức các câu lạc bộ phát triển theo năng lực, sở trường cho học sinh.

2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng hóa các mô hình đào tạo

- Thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển giáo dục, phát triển các câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên kết giáo dục, tăng cường giáo dục kĩ năng sống với các hình thức giáo dục hiện đại, tiên tiến.

2.8. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường duy tu, bảo dưỡng, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch tu bổ, bảo trì, sử dụng, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hàng năm. Sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các công trình được cấp trên đầu tư.

- Xây dựng quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng tới từng bộ phận, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Thường xuyên quan tâm và có giải pháp kịp thời để các công trình nhà vệ sinh đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh.

- Nâng tần suất sử dụng các phòng học chức năng.

- Tranh thủ các dự án và sự tham mưu, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và Ban đại diện CMHS, các nguồn lực bên ngoài xây dựng và duy trì hệ thống vườn hoa cây cảnh, khung cảnh sư phạm nhà trường.

          Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

       2.9. Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường

          Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

          Xác lập tín nhiệm, hình ảnh đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

          Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của nhà trường.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1Phổ biến kế hoạch chiến lược

          Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến 2030.

          Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

          2. Tổ chức điều hành

          Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

          3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

          Giai đoạn 1: Từ năm học 2020 – 2021: Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp.

          Giai đoạn 2: Từ năm 2021 - 2023: Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của huyện, chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng cấp độ 3.

          Giai đoạn 3: Từ năm 2023 – 2025: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.

4. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

- Hàng năm lấy ý kiến góp ý của Hội đồng trường, các tổ chức đoàn thể trong trường và địa phương, PHHS điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn.

5. Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ;

Xây dựng kế hoạch cụ thể (từng năm học) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện, đề xuất các giải pháp dể thực hiện tốt nhiệm vụ.

7. Trách nhiệm của giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

8. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

          9. Trách nhiệm của học sinh.

          Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức Liên đội TNTP HCM nhà trường.

          Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.

10. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

Tham gia giám sát, góp ý hàng năm chiến lược phát triển nhà trường

Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

Tăng cường giáo dục gia đình, vận động cha mẹ học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục học sinh.

VIII. ĐỀ XUẤT

1. Đối với UBND huyện

- Quan tâm đầu tư, phê duyệt các nguồn vốn bổ sung cơ sở vật chất hiện đại cho trường tiểu học Thọ Vinh theo kế hoạch .

- Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

3. Đối với chính quyền địa phương

- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương, thông tin, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của mọi người dân, toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng cho con em địa phương.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội khuyến học quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, tạo nguồn vốn đối ứng, chủ đầu tư những hạng mục lớn; bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

 Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển Giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai, giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý kế hoạch hằng năm, hằng tháng.

 Kế hoạch chiến lược thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, một địa chỉ giáo dục chất lượng cao.

 Trong thời kỳ hội nhập, có sự phát triển mạnh kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường Tiểu học Thọ Vinh giai đoạn 2020-2025. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của đào tạo con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

 

         Nơi nhận:

           - PGD&ĐT Kim Động;

          -  ĐU- HĐND-UBND xã Thọ Vinh (để b/c);

          - Các tổ CM (để chỉ đạo);

          - PHHS (để tham gia góp ý);

         - Lưu VT.

 

                                HIỆU TRƯỞNG

 

 

           

                                                             Vũ Thị Quỳnh Hoa


Tác giả: Vũ Thị Quỳnh Hoa
Nguồn:Nhà trường Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết